K012QK2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
K012QK2

Nơi hội tụ _cùng bay lên. Nơi mọi người_cùng chia sẻ
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ký sự miền tây 1

Go down 
Tác giảThông điệp
onena87

onena87


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/02/2008

Ký sự miền tây 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ký sự miền tây 1   Ký sự miền tây 1 Icon_minitimeSun Mar 09, 2008 8:28 pm

Miền Tây Ký Sự: Bài 1: Về An Giang thăm núi Bà chúa xứ!
03/03/2008

Sáng 26/02/2008, xuất phát từ cơ sở 3 của Trường CĐ VHNT & DL Sài Gòn, phái đoàn sinh viên thực tập tour Miền Tây bắt đầu khởi hành, mặc dù đã dự tính sẽ xuất phát lúc 04h 30 sáng nhưng phải chật vật lắm đến 5h, chúng tôi mới sắp xếp ổn định được chỗ ngồi cho giảng viên hướng dẫn và hơn 120 sinh viên thực tập...

Lúc này, trời chưa sáng hẳn nên vẫn phảng phất cái se lạnh của tiết trời TP về đêm với những cái ngáp dài của nhiều bạn SV. Sau câu giới thiệu của thầy giảng viên hướng dẫn và điểm danh SV có mặt, chuyến xe bắt đầu khởi hành, bỏ lại sau lưng những ồn ào náo nhiệt để về với miền sông nước miệt vườn khu vực ĐB SCL.

Theo lộ trình, đoàn sẽ đi qua địa phận tỉnh Long An, Thầy Khoa – Giảng viên hướng dẫn xe 2 mở đầu buổi thuyết minh khi xe 2 bước vào ranh giới tỉnh Long An bằng một câu đố: “Đố các bạn SV, vùng đất Long An này gắn liền với vị anh hùng dân tộc nào?” Không một cánh tay nào giơ lên, Thầy Khoa tiếp tục cuốn hút các bạn SV vào với chuyên đề bằng câu chuyện về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực – Người anh hùng gắn liền tuổi thơ với vùng đất Long An, chuyện kể rằng: “Thuở nhỏ, Nguyễn Trung Trực theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư ở thôn Bình Nhật nay là Xã Bình Đức, huyện Bến Lức Tỉnh Long An (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, tỉnh Long An). Sinh thời Nguyễn Trung Trực là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Vào Nam, gia đình ông cũng sinh sống bằng nghề chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (xưa). Mồ côi cha từ lúc còn nhỏ, lớn lên Cụ theo nghiệp võ và về sau Cụ được triều đình phong chức Quản cơ. Ông tên Lịch nhưng mọi người gọi Nguyễn Trung Trực có lẽ là đại danh mà triều đình hoặc dân chúng vì cảm phục lòng tận trung báo quốc của Ngài mà đặt ra sau khi Cụ đốt phá chiếc pháo thuyền Hy vọng(L'Espérance) của Pháp.

Ngày 25 tháng 2 năm 1861, hưởng ứng hịch Cần Vương chống Pháp của triều đình Tự Đức, ông cùng với Trương Định tham gia trận đánh bảo vệ đại đồn Chí Hoà. Sau đó Nguyễn Trung Trực được phân công chỉ huy một số du kích về quê cũ Tân An hoạt động, ông chiêu mộ được một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các cùng thuộc phủ Tân An. Ngày 16 tháng 6 năm 1868, nghĩa quân do Nguyễn trung Trực chỉ huy đã bí mật, bất ngờ đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) diệt 5 tên võ quan Pháp, 67 lính Tây, 2 Việt gian, thu được 100 khẩu súng và 1 kho đạn và làm chủ tình hình được 5 ngày. Sau quân Pháp phản công, Cụ rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Sau đó, quân Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến Ngày 19 tháng 9 năm 1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, và lòng hiếu với mẹ (quân Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), ông tự ra nộp mình cho người Pháp, và Cụ đã bị quân Pháp mang về Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 10 năm 1868 thực dân Pháp lại đưa ông về Tà Niên thuộc vùng Rạch Sỏi Kiên Giang và xử chém tại chợ vùng Tà Niên Rạch Giá. Trước khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực khẳng khái thét vào mặt kẻ thù: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây". Câu nói nổi tiếng ấy đã phản ánh khí phách hiên ngang, bất khuất, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của Nguyễn Trung Trực nói riêng và dân tộc nói chung.

Tương truyền rằng, khi lưỡi dao chém vừa bay qua, đầu Ông đã rơi nhưng hai tay Ông chụp lấy đặt lại như cũ rồi thân mình mới từ từ ngả xuống. Khi ông bị đem ra hành hình, dân quanh vùng đã đan một đôi chiếu có chữ Thọ màu đỏ trải dưới chân ông và đã tế sống ông ngay tại chợ Rạch Giá . Sẽ không có chút huyền thoại nào trong câu chuyện người dân làng Tà Niên đan chiếu lót dài đường đi của cụ từ nơi bị bắt giam đến pháp trường…”

Kết thúc huyền thoại về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cũng là lúc đoàn dừng chân nghỉ ăn sáng tại Nhà hàng Trung Lương. Sau khi thưởng thức món đặc sản Hủ tiếu Mỹ Tho, chúng tôi bắt đầu tiến vào trung tâm thành phố. Điểm đến đầu tiên của đoàn là Khách Sạn Chương Dương, tại đây các bạn SV được lễ tân khách sạn giới thiệu về nghiệp vụ NH – KS cùng với những kinh nghiệm nghiệp vụ mà các bạn SV cần phải có làm hành trang sau này. Hiểu được tầm quan trọng đó, các bạn SV trong đoàn đã chú ý ghi chép và trao đổi trực tiếp với bộ phận hướng dẫn khách sạn về nghiệp vụ của mình. Từ KS Chương Dương, đoàn tiếp tục vượt Sông Tiền tham quan Cồn Phụng, Cồn Thái Sơn trên những chiếc thuyền. Cô hướng dẫn viên xinh xắn của Bến thuyền Du lịch Chương Dương trong chiếc áo bà ba chân chất mở đầu chuyến tham quan vùng sông nước miệt vườn bằng lối dẫn nhập dí dỏm: “Hò ơ, sông quê nước chảy đôi bờ…”

Từ Bến thuyền Du lịch Chương Dương, đoàn mất gần 20 phút ngồi thuyền để đến Cồn Thái Sơn, tại đây chúng tôi được thưởng thức những trái cây mang vị ngọt của phù sa và cả vị ngọt của những giọng ca tài tử miền sông nước Nam Bộ. Rời cồn Thái Sơn trên những chiếc xuồng Ba lá, đoàn tiếp tục chuyến tham quan Cồn Phụng, trong ánh mắt của nhiều bạn SV là sự ngạc nhiên lẫn thích thú khi được chứng kiến quy trình làm hàng thủ công mỹ nghệ, làm kẹo dừa và bánh tráng sữa…

Đồng Tháp Mười – Xứ sở của Hoa Sen

Tạm biệt TP Mỹ Tho, tạm biệt vùng đất sản sinh ra những người nổi tiếng với những cống hiến cho đất nước như Phó CT nước Trương Mỹ Hoa, bà Từ Dũ, Nam phương hoàng hậu… chúng tôi tiếp tục khởi hành về Châu Đốc. Từ Tiền Giang về Châu Đốc – An Giang, khi đi qua cầu Bắc Mỹ Thuận đoàn tiếp tục rẽ phải theo quốc lộ 80. Lúc này, trên xe các bạn SV đang mải miết chú ý lắng nghe và ghi chép những thuyết minh của thầy hướng dẫn về nét văn hóa ĐB SCL, văn minh miệt vườn, hệ thống sông Mê Kông, cầu Mỹ thuận và vùng đất Sa Đéc cùng với những con người, tôn giáo mà đoàn đi qua. Con đường đang trong giao đoạn sửa chữa với những “ổ gà, ổ voi” khắp nơi kèm theo những cú dập, nghiêng người nhưng không làm gián đoạn buổi học tập của các bạn SV. Chợt đâu đó vang lên tiếng hát khe khẽ “ Xe ta đang băng băng qua triền đèo, đồi nương…” khiến nhiều bạn phải nghiêng ngả “ Xe đang đi trên quốc lộ chứ đâu mà đèo nương…”. Thầy Khoa – Giảng viên hướng dẫn chỉ cho các bạn SV những cụm hoa Sen đang khoe sắc rực rỡ và thuyết minh về những truyền thuyết về nguồn gốc và công dụng của hoa Sen. Thực tình thì tôi không đồng ý với ý kiến của thầy khi cho rằng hoa Sen là loài hoa vô ơn, gần bùn mẹ mà lại quên đi nguồn cội. Chợt nghĩ đó là một điều đáng quý của hoa Sen khi biết vươn lên, gần bùn mà chẳng “hôi tanh” mùi bùn…

Trong lúc xe ngừng để tiếp nhiên liệu tại Sa Đéc, chúng tôi có dịp ngắm nhìn những gian hàng nem treo với đủ màu sắc, có cái đang còn xanh màu lá mới, có cái màu lá đã úa vàng. Nem lai vung nổi tiếng là đặc sản của vùng Đồng Tháp đang được du khách chọn lựa làm quà sau chuyến tham quan vùng đồng bằng SCL. Một du khách đến từ TP.HCM tầm 30 tuổi đang vui vẻ chụp hình lưu niệm với 2 tay là một xâu nem và những xâu chuột đồng quay giòn. Anh cho biết là đi Miền Tây mà không mang về được vài món đặc sản nhâm nhi lít đế với bạn bè thì cũng uổng công.

Thị Xã Châu Đốc

Nghe thuyết minh về cụm di tích núi Sam
Xe lại tiếp tục khởi hành về TX Châu Đốc, xa xa, cụm di tích Núi Sam hiện ra với vẻ đẹp của những núi đá, chùa chiền nép mình dưới hàng cây càng làm tăng thêm vẻ cổ kính, tôn nghiêm. Sở dĩ gọi là Núi Sam bởi dãy núi này chụp từ trên cao xuống có hình như một con sam khổng lồ màu xanh thẫm. Điểm dừng chân cuối ngày của Đoàn là KDL Bến Đá ngay dưới chân Núi Sam. Núi Sam có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền tây nam của Việt Nam, giáp với biên giới Cam-pu-chia. Dưới chân núi có Lăng Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại), một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào hai con kênh quan trọng ở An Giang: kênh Vĩnh Tế dài 90km nối sông Hậu với Hương Thành (Hà Tiên) và ra vịnh Thái Lan; kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền; đắp lộ lớn Châu Ðốc - Long Xuyên. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi Thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858), nơi đây còn có miếu bà Chúa Xứ, chùa Tây An… Tại đây, các bạn SV được tìm hiểu về những truyền thuyết về núi Bà Chúa xứ cùng với những tín ngưỡng mà du khách thập phương đến mang lại… Mặc dù phải đến ngày 25/4 theo ghi chép là ngày người dân trong vùng đưa tượng Bà xuống núi hoặc là ngày Bà đạp đồng xưng tước vị “Bà Chúa Xứ” và Đêm 23/4 âm lịch là đêm đông du khách tới dự lễ nhất. Song tại chợ Châu Đốc, các khách sạn, nhà trọ quanh khu vực đều có rất đông khách hành hương. Ngoài đường hàng ngàn người dập dìu tiến chậm rãi về miếu Bà. Phải chen chân lắm chúng tôi mới tiếp cận được miếu thờ. Khách thập phương về đây không những chỉ xin lộc của Bà mà còn muốn tận mắt được chứng kiến những chứng tích lịch sử dân tộc khác nữa mà cha ông ta đã dày công vun dựng trên vùng đất An Giang hùng vĩ…

Quốc Hải
Về Đầu Trang Go down
 
Ký sự miền tây 1
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
K012QK2 :: góc vui chơi_Thơ Ca-
Chuyển đến