K012QK2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
K012QK2

Nơi hội tụ _cùng bay lên. Nơi mọi người_cùng chia sẻ
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ẩm Thực Việt Nam_2

Go down 
Tác giảThông điệp
onena87

onena87


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/02/2008

Ẩm Thực Việt Nam_2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ẩm Thực Việt Nam_2   Ẩm Thực Việt Nam_2 Icon_minitimeFri Feb 15, 2008 8:23 am

Bữa ăn
Bữa ăn gia đình Việt Nam truyền thống

Một đĩa gồm bánh cuốn nhân thịt kiểu hải ngoại (ở rìa trước), chả (phía trên), bánh tôm (phía sau bên phải), bánh cuốn (màu trắng, phía sau gần bên trái) và bát nước chấm ở giữa
Người Việt thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún). Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam diễn ra vào buổi trưa và/hoặc buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ. Bữa ăn chính của người Việt thường bao gồm một món chủ lực (cơm), một món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương:
• Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người có một cái bát nhỏ và đôi đũa của riêng mình)
• Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc xì dầu) cả gia đình dùng chung.
• Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho như thịt, cá
• Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối
• Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau
Hiện nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật. Bên cạnh xu hướng một số vùng miền (nhất là những vùng thôn quê) vẫn còn bày vẽ càng nhiều món trên mâm càng tốt, nhiều gia đình thành thị lại chú trọng xu hướng tinh giản bằng cách chỉ nấu một món trọng tâm có đủ chất đạm và các loại rau bày lên mâm, ăn kèm với các loại rau dưa lặt vặt khác. Một số gia đình làm các món ăn đặc biệt nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, những món cầu kỳ mà ngày thường ít có thời gian để làm. Bát nước chấm "cộng đồng" nay cũng dần được nhiều gia đình, hoặc các nhà hàng cầu kỳ san riêng ra bát cho từng người để hợp vệ sinh hơn, và có nhiều loại nước chấm khác nhau tùy theo trong bữa có loại đồ ăn gì.
Cỗ bàn
Một số món ăn Việt Nam nổi tiếng
Cỗ bàn thường sử dụng nhiều món ăn trong đó nhấn mạnh đặc biệt các món mặn dùng nguyên liệu động vật, loại trừ tất cả những món ăn ngày thường như rau luộc, dưa cà v.v.
Cỗ cúng tổ tiên
Cúng tổ tiên (ngày giỗ chạp, ngày tết cổ truyền) thường sử dụng xôi đậu xanh, xôi gấc với gà luộc nguyên con hoặc chân giò. Cúng người mới mất chỉ dùng xôi trắng và một quả trứng luộc.
Cỗ Tết
Cỗ tết truyền thống rất cầu kỳ, mâm cỗ cơ bản thường là 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và 5 đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào. Ngày nay mâm cỗ tết đã có nhiều thay đổi về thực đơn theo xu hướng tinh giản, chú trọng "chơi" hơn "ăn".
Miền Bắc
• Bánh chưng
• Xôi
• Thịt gà luộc
• Nem
• Thịt đông
• Nộm hoa chuối
• Rau xào thập cẩm
• Rau thơm, dưa muối các loại (hành, rau giá, rau cải, kiệu v.v.)
• Giò lụa
• Canh măng ninh chân giò, nấm hương
• Canh miến lòng gà
• Canh bóng với súp lơ, mọc
Miền Trung
• Bánh tét
• Dưa món (củ kiệu hoặc của hành)
• Nem chua
• Thịt ngâm nước mắm
• Canh giò heo hầm
• Giá xào hoặc nộm đu đủ xào
• Cá kho
• Gà tiềm
Miền Nam
• Bánh tét
• Thịt kho nước dừa (thịt kho tàu)
• Khổ qua nhồi thịt hầm
• Chả giò
• Dưa giá, kiệu muối
• Gà xé phay
• Vịt xiêm tiết canh
• Các món gỏi
Cỗ cưới hỏi
Đám ăn hỏi thường sử dụng đồ ăn như lợn sữa quay nguyên con, gà luộc đặt trên mâm xôi (thường là xôi màu đỏ), bánh xu xê, bánh cốm, mứt sen, chè, rượu, trầu cau. Thường lễ vật được làm theo số lượng chẵn và đặt trên các mâm hoặc tráp theo số lẻ.
Tiệc cưới có thực đơn tương tự các bữa tiệc khác, thường phổ biến là thực đơn khoảng 10 món với một món ăn khai vị (xúp), một món cơm gạo ngon, một món xôi (thường là xôi đỏ như xôi gấc, xôi lá cẩm), một món canh, một món cá, hai món thịt, một món rau xào nấu, một món nộm, một món tráng miệng.
Tiệc: Một trong bảy món thịt bò
Tiệc có nhiều loại, tuy nhiên theo truyền thống thường là một dạng cỗ với nhiều món ăn mặn, nem, rau, nộm, món tráng miệng, và rượu hoặc bia uống kèm. Ngày nay tiệc có thể sử dụng một số hình thức cách tân như tiệc đứng với các món ăn kiểu Âu, tiệc cơ bản với những món nấu theo trọng tâm (như thuần món cá, món thịt chó, món thịt bò, món thịt dê).
• Bánh tôm Hồ Tây
• Bê nướng xí muội
• Bê rang muối
• Lợn sữa quay
• Bò 7 món
• Bò xào bia
• Bóng nấu (còn gọi là món tẩy)
• Cá 7 món
• Cá ba sa nướng dứa
• Cá chẽm hấp gừng hành
• Cá diêu hồng chiên xù
• Cá diêu hồng chưng tương
• Cá lóc hấp bầu
• Cá lóc nướng trui
• Cá sấu chiên muối tiêu
• Cà-ri càng cua
• Cháo rắn
• Chả cá lăng
• Chạo tôm ăn bánh hỏi
• Cơm chiên hoàng hậu
• Cơm cung đình Huế
• Cua rang muối
• Dê cuốn mỡ chài
• Dê tái chanh
• Đùi ếch nướng lá lốt
• Gà chiên lá nếp
• Gỏi cá trích Phú Quốc
• Gỏi cánh gà rút xương
• Gỏi ngó sen tôm sú
• Heo sữa quay
• Lẩu tôm hùm
• Lươn om sữa
• Mì xào dòn
• Mực nhồi trứng vịt muối
• Mực bao nướng mía
• Nhím xào lăn
• Nai nướng
• Ốc hương nướng
• Sò huyết hấp sốt ớt ngọt
• Súp bong bóng cá
• Súp bào ngư
• Súp vây cá
• Thăn bê xiên nướng
• Thỏ xào lăn
• Tổ chim xào ngũ vị
• Tôm rang me
• Tôm rang muối
• Tôm sú hấp dừa
• Vịt nướng chao
Đồ lễ dùng cúng bái
Tùy theo dạng thức cúng và văn hóa các vùng miền, nhiều loại đồ lễ cúng bái cũng có sự khác biệt ít nhiều như Cúng tất niên, tết nhất (dùng bún măng, bánh chưng, dưa hấu, ngũ quả, thịt nguội), cúng đầy tháng (dùng xôi gấc, bánh hỏi thịt quay), cúng đất đai (rượu nếp, gạo, cơm trắng, muối), cúng cô hồn (mía, bánh kẹo, trái cây, cháo trắng), cúng sao (các loại chè).
Về Đầu Trang Go down
 
Ẩm Thực Việt Nam_2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
K012QK2 :: tư liệu_tham khảo-
Chuyển đến