Các loại nước lá, củ, quả
Các loại thực vật có tính mát được sử dụng để nấu nước uống như lá vối, nụ vối, hạt vối; nước lá mỏ quạ, nước nhân trần, chè đắng, nước rễ đinh lăng, củ sâm, chè dây, nước rau má, mướp đắng phơi khô hãm nước uống, nước nấu hoa và lá Áctisô (trà bông), chè vằng, bột sắn dây, thạch đen (làm từ lá thạch), thạch trắng (thạch rau câu) v.v.
Các loại chè ngọt
Chè là một đồ ăn ngọt, dùng nhiều đường, có thể được ăn lạnh hay ăn nóng. Đặc tính của chè trải rộng từ loại dùng nhiều nước đường loãng (như chè trân châu, thạch chè, chè đỗ đen), cũng có thể nửa loãng nửa đặc như cháo (như chè bưởi, chè khoai môn) hoặc đặc sệt (chè bà cốt, chè đỗ xanh). Chè thường được dùng ăn tráng miệng hoặc ăn như một món quà vặt. Ở Việt Nam, các món chè được chế biến khá giản dị nhưng tinh tế: nguyên liệu chính thường là các loại ngũ cốc (đậu, đỗ các loại, gạo nếp, bột sắn dây, bột đao, bột năng, bột khoai); các nguyên liệu khác như thạch đen, thạch trắng, nước cốt dừa, trân châu; đường trắng, đường đỏ, mật mía; các hương liệu như gừng, tinh dầu hoa bưởi, dầu chuối, vani... được nấu chung với nhau cho mềm. Chè thường thấy nhất bao gồm các loại chè đỗ xanh (nấu đỗ xanh đặc), chè bà cốt (nấu gạo nếp, gừng, đường đỏ hay mật mía) có thể được ăn chung với xôi tạo thành món xôi-chè.
Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều loại chè, mỗi loại dùng một kiểu thành phần khác nhau. Có các loại chè như: chè con ong (hay chè bà cốt), chè đậu xanh, chè đậu đen, chè ngô cốm, chè đỗ đỏ, chè đỗ trắng, chè bưởi, chè thập cẩm, chè hạt sen long nhãn, v.v. Một món chè có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng cũng được nhiều người Việt biết tới là chè mè đen hay xí mè phủ (phát âm kiểu người Hoa) làm từ hạt mè đen và sâm bổ lượng (đúng ra chữ Nho phải đọc là "thanh bổ lượng"). Các món chè Huế và chè Hà Nội nổi tiếng vì phong phú, đa dạng chủng loại với chất lượng cao.
Các loại thức uống từ hoa quả
Trong các dạng đồ uống có nguồn gốc hoa quả, người Việt đã sử dụng rất nhiều loại hoa quả ngâm với đường (dạng xi rô) hoặc muối, chiết lấy nước pha đường để uống như nước chanh leo, nước sấu (sấu ngâm đường và gừng), nước dứa, nước mít, chanh muối (quả chanh nạo vỏ, vắt bớt nước, ngâm muối trong lọ để dùng dần), mơ muối (mơ ngâm tỷ lệ một kg mơ với một lạng muối), mơ đường (mơ ngâm theo tỷ lệ một kg mơ với một kg đường, ngâm 2 năm trở lên có thể dùng làm thuốc chữa ho).
Các loại nước uống sử dụng hoa quả xay thuần nhất hay hỗn hợp, hoặc hoa quả ép lấy nước du nhập cách thức chế biến từ nước ngoài, trước kia không được thông dụng. Hiện nay phương thức chế biến hoa quả kiểu này dần phổ biến trong cộng đồng người Việt với các món như sinh tố bơ, sinh tố mãng cầu (mãng cầu dầm), sinh tố dâu tây, sinh tố xoài, sinh tố đu đủ, sinh tố dưa hấu, nước cà chua ép, nước cà rốt ép.
Đồ uống khác
Một số dạng đồ uống khác cũng khá phổ thông như bát bảo lường xà (nấu bằng các loại thảo dược như lá tre, mía, táo tàu, có vị ngọt); tào phớ du nhập từ Trung Hoa, làm từ óc đậu có màu trắng, ăn ngậy và mát do chan cùng nước đường pha nhạt; nước đậu (đậu tương xay hòa nước, lọc và đun sôi để nguội); sữa tươi và sữa chua; các loại nước uống ngọt có gaz du nhập từ ngoại quốc và các loại nước khoáng đóng chai như nước khoáng Kim Bôi.
Thực phẩm
Rau, củ, quả
• Bí xanh, bí đỏ, bầu
• Cà (cà bát, cá dĩa, cà pháo…)
• Cải bắp (chi Brassica)
• Cải thảo
• Cải xoong (chi Nasturtium)
• Cà rốt
• Củ cải: củ cải đỏ, trắng
• Củ dền
• Củ đậu Củ sắn
• Dưa chuột
• Khoai lang (chi Dioscorea)
• Khoai tây (chi Solanum)
• Măng tre, trúc: gồm măng tươi, măng khô và măng muối với dấm, ớt. • Mướp
• Rau bí
• Rau cải (cải cúc, cải xanh, cải ngọt, cải đắng,...- chi Brassica)
• Rau cần (cần ta, cần tây)
• Rau dền
• Rau lang
• Rau mùng tơi
• Rau muống Rau ngót
• Rau đắng
• Su hào Su su (tên khoa học Sechium edule)
• Súp lơ - có gốc từ chou-fleur trong tiếng Pháp, chi Brassica
• Xà lách các loại
Gia vị
Rau thơm
Rau gia vị thường có tinh dầu thơm đặc biệt, dùng ăn sống hoặc gia vào các món ăn.
• Bạc hà
• Dấp cá (hoặc diếp cá)
• Hành: hành khô, hành lá, hành tây
• Hẹ
• Húng quế, Húng chó
• Kinh giới
• Lá mơ
• Mùi tàu (hay Ngò gai - m.Nam)
• Ngải cứu
• Ngổ gai
• Ngổ om
• Tía tô
• Rau ngổ
• Rau mùi (hay Ngò - m.Nam)
• Rau răm
• Rau thơm
• Sả
• Thì là (hoặc Thìa là)
Các gia vị thực vật khác
• Quế
• Hồi (tiểu hồi, đại hồi)
• Thảo quả
• Hồ tiêu
• Húng lìu
• Gừng
• Nghệ
• Riềng
• Me chua
• Mè (hay vừng -- bao gồm mè thông thường và mè đen)
• Thanh trà
• Lá và quả chanh
• Lá cách
• Tỏi
• Hành khô
Các gia vị nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ
• Muối
• Đường
• Bột ngọt (hay mì chính)
• Các loại dầu ăn (dùng trộn rau, nộm hay chiên xào)
• Kẹo đắng còn gọi là caramen.
• Mỡ nước (mỡ lợn)
Các gia vị hữu cơ lên men
• Dấm
• Dấm bỗng, dấm đỏ
• Mẻ
• Thính gạo.