Đề tài: ăn như thế nào là đúng?
I.Xu hướng ăn uống hiện nay:
Theo sự cải thiện không ngừng của điều kiện vật chất, đến nay, người ta không chỉ thoả mãn “ăn cho no bụng”, hơn nữa còn “sành điệu” về ăn uống khoa học, săn đuổi thực phẩm màu xanh, chú trọng sức khoẻ và sắc đẹp. Dưới đây là những minh chứng và lời khuyên trong xu thế hiện nay.
Từ ăn nhiều đến ăn ít: Trước đây, người ta cứ nghĩ rằng ăn được nhiều chứng tỏ khẩu vị tốt, lại có thể gia tăng hấp thu năng lượng, rồi có thân thể vạm vỡ. Hiện nay, phần đông người chuyển sang ăn ít và đủ chất.
Lời khuyên: đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng đừng “thắt lưng bóp bụng” để sống qua ngày.
Từ ăn đỏ đến ăn trắng: thịt đỏ bao gồm thịt heo, thịt bò, thịt dê. Thịt trắng là hải sản, gia cầm. Trước kia, thịt đỏ là thức ăn chính còn thịt trắng là thức ăn phụ. Nhưng thịt đỏ có nhiều cholesterol, nóng nên người ta chuyển dần sang dùng thịt trắng.
Lời khuyên: xen lẫn cả hai thì tốt hơn.
Từ thức ăn cạn đến thức ăn biển sâu: do bộc lộ nhiều bệnh nhà giàu (tim mạch, tiểu đường, huyết áp,…) làm cho người ta từ dùng thức trên cạn chuyển sang dùng thức ăn dưới biển sâu.
Lời khuyên: dù trên cạn hay dưới biển sâu điều cần thiết.
Từ ăn tinh đến ăn thô: vì thức ăn tinh được chế biến nên giảm bớt đi một số chất cần thiết nên người ta dần dần chuyển sang dùng thô.
Lời khuyên: Đây là hướng đi mới
Từ ăn tại gia đến ăn hoang dại: môi trường ô nhiễm, nhiều loại thực phẩm chứa hóa chất nên khuynh hướng chuyển sang dùng sản phẩm thiên nhiên: rau quả, củ, nấm hoang,… được mọi người quan tâm.
Lời khuyên: cẩn thận coi chừng ngộ độc.
Từ ăn tươi đến ăn sống: Ngươi ta cho rằng ăn sống dinh dưỡng càng phong phú, càng ngon. Nhật có món cá lát tươi sống, Nêgiênia có bò sống, người châu Mỹ ăn gia cầm sống.
Lời khuyên: cẩn thận bệnh kí sinh trùng.
Từ ăn chín đến ăn tươi: các nhà y học cho biết, sau khi ăn chín các tế bào thêm bận rộn, làm hư hỏng hệ miễn dịch cơ thể, từ đó ăn tươi làm cho tế bào bạch cầu ở trạng thái bình thường, tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
Lời khuyên: Rau củ không sạch, ô nhiễm thì không thể ăn tươi.
Từ ăn ruột đến ăn vỏ: người ta cho rằng vỏ của một số loại thức ăn cũng rất nhiều loại dinh dưỡng, hơn nữa còn có tác dụng dược học đặc thù. Trước kia ăn lê thường bỏ vỏ nhưng hiện nay thì chỉ rửa sạch và ăn cả vỏ.
Lời khuyên: cần lưu ý lượng thuốc trừ sâu còn sót lại.
Từ ăn thịt đến ăn sâu: từ xưa đến nay, côn trùng được xem là một món ăn ngon, hiện nay còn là một mode. Được biết trên thế giới hiện nay có khoảng 500 loại côn trùng đã được lên thực đơn.
Lời khuyên: không nên ăn những côn trùng có ích cho con người.
Từ ăn bổ đến ăn rác: Người Nhật nổi lên sau khi uống trà thì ăn cả bã trà, được biết nó có tác dụng về dược học và dinh dưỡng, có ích cho việc làm sạch khoang miệng và sáng mắt, dự phòng bướu răng và táo bón; xúc tiến tiêu hóa và làm giảm béo phì.
Lời khuyên: thật ra phế phẩm không phải là rác, nhưng cần phân biệt rõ, nếu không ăn nhiều gây bệnh.
II.Nhận định của chuyên gia
Nguyên nhân thiếu hụt Vitamin:
Người Việt Nam ta hiện nay cũng xem trọng vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Vậy, nguyên nhân nào gây thiếu hụt? Sau đây là những thực trạng gây thiếu hụt Vitamin cho cơ thể:
Kết cấu bữa ăn không hợp lí.
Thức ăn đơn điệu: cung không đủ cầu
Thói quen ăn uống không tốt: ăn lệch, ăn kén, ăn chay, ăn quá ít, dinh dưỡng không tốt.
Tổn thất Vitamin trong quá trình thu hoạch, điều chế thức ăn.
Trở ngại trong quá trình hấp thu Vitamin: bệnh về gan, thận, đường ruột.
Vi khuẩn đường ruột bị ức chế
Gia tăng lượng nhu cầu sinh lí
Không cung cấp đủ chất béo cho cơ thể
Tạo thành do những nguyên nhân đặc thù: môi trường thay đổi, thay ca làm việc,…
Bệnh tật và tác dụng ức chế của một số loại thuốc: tiêu chảy kéo dài, dùng thuốc kháng sinh dài ngày,…
Sức ép công việc, tâm lí (Stress)
Những tổn thất khác: uống bia rượu nhiều, nghiện thuốc lá, phụ nữ dùng thuốc ngừa thai,…
Vậy chúng ta phải ăn, phải uống như thế nào để không thiếu Vitamin và có được cơ thể khỏe mạnh, đẹp?
Thực phẩm hạp và kỵ nhau:
Thức ăn cũng như con người, “hạp” và “kị”. Nếu chúng ta hạp nhau thì bổ sung cho nhau, giúp nhau cùng tiến, còn chúng ta kị nhau thì bài trừ lẫn nhau, níu kéo, kiềm hãm tác dụng lẫn nhau.