K012QK2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
K012QK2

Nơi hội tụ _cùng bay lên. Nơi mọi người_cùng chia sẻ
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bị thiêu sống (Kỳ 6): Phía sau ngọn lửa

Go down 
Tác giảThông điệp
onena87

onena87


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/02/2008

Bị thiêu sống (Kỳ 6): Phía sau ngọn lửa Empty
Bài gửiTiêu đề: Bị thiêu sống (Kỳ 6): Phía sau ngọn lửa   Bị thiêu sống (Kỳ 6): Phía sau ngọn lửa Icon_minitimeMon Mar 10, 2008 9:32 pm

Bị thiêu sống (Kỳ 6): Phía sau ngọn lửa

“Suốt đời tôi phải mặc áo tay dài trong khi tôi luôn mơ ước đến những kiểu áo hở cổ như những người phụ nữ k

Hai chữ Thụy Sĩ không có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi vẫn nghe nói tất cả những nơi nằm ngoài ranh giới của làng tôi đều là xứ sở của kẻ thù. Vậy mà tôi lại đến sống trên vùng đất của kẻ thù nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng bởi chị Jacqueline cũng ở đó…

Những người xung quanh, trong bệnh viện này, không hề biết câu chuyện của tôi. Tôi là một bệnh nhân bị bỏng nặng, đó là điều duy nhất quan trọng ở đây. Tôi đã được chăm sóc rất dịu dàng và được bác sĩ làm cho tất cả những gì tốt nhất.

Học sống

Tôi bắt đầu tập đứng thẳng, tập đi trong hành lang bệnh viện, tập sử dụng hai bàn tay và tập khám phá thế giới mới. Do tôi không biết đọc cũng không biết viết, ngay đến chữ Ả Rập, nên tôi tự thu mình trong sự im lặng, mãi cho đến khi tôi hiểu được một vài từ cơ bản.

Điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên khi tôi đi từ phòng mình đến thăm Marouan trong phòng trẻ, chính là sự tự do của các cô gái ở đây. Có hai cô y tá đi cùng tôi. Cả hai đều trang điểm, làm tóc, mặc váy ngắn và nói chuyện với đàn ông. Tôi tự nhủ: "Họ nói chuyện với đàn ông. Họ chết mất!". Tôi bị sốc đến mức đã tìm cách nói với chị Jacqueline: "Chị xem cô gái ở đằng kia, cô ta đang nói chuyện với một người đàn ông! Họ sẽ giết cô ta mất".

Vừa nói tôi vừa giơ tay làm cử chỉ như bị chặt đầu. "Không phải thế đâu. Chúng ta đang ở Thụy Sĩ, mọi thứ không giống như ở đất nước của em, không ai chặt đầu cô ta cả, ở đây, đó là chuyện hoàn toàn bình thường", Jacqueline nói. "Nhưng chị nhìn xem, hai chân cô ta để hở ra trước mắt mọi người", "Không sao, cũng bình thường thôi mà, cô ta mặc áo blouse để đi làm", "Còn hai mắt cô ta nữa. Kẻ mắt như thế là tội nặng lắm phải không chị?", "Không đâu, ở đây phụ nữ đều trang điểm, họ đi chơi, họ có quyền có bạn trai. Em đang ở đây chứ không phải ở đất nước em, em đang ở Thụy Sĩ”. Tôi không tài nào hiểu được.

Tôi đã nghĩ: "Mình sẽ không còn gặp cô gái này được nữa. Vì cô ta thế nào cũng chết". Nhưng ngày hôm sau tôi vẫn thấy cô. Tôi tự nhủ: "Cảm ơn trời, cô ta vẫn còn sống. Cô ấy vẫn mặc áo blouse trắng như hôm trước, người ta nhìn thấy chân cô ấy, vậy là họ nói thật, không phải vì thế mà người ta phải chết".

Khi Marouan vừa tròn năm tuổi cũng là lúc tôi ký các giấy tờ đồng ý cho gia đình đã tiếp nhận chúng tôi nhận nó làm con nuôi. Tôi đã tiến bộ được đôi chút trong ngôn ngữ - vẫn chưa biết đọc, biết viết nhưng biết rõ những việc mình làm. Tôi là một người mẹ bị suy nhược tinh thần, nếu ở với tôi, nó sẽ phải luôn gánh chịu nỗi đau của tôi, cả sự hận thù của gia đình tôi ở Cisjordanie.

Tôi không có tiền, tôi ốm đau, phải đi tị nạn, buộc phải sống quãng đời còn lại với một lý lịch giả mạo. Và tôi phải học lại tất cả. Về mặt pháp lý, tôi đã chết ở Cisjordanie và Marouan không hề tồn tại ở đó. Nó đã được sinh ra ở đây, giống như tôi, vào ngày 20-12. Tôi đã hai mươi tư tuổi. Tôi phải làm việc, tôi phải sống tự lập, và tôi phải trở thành người lớn. Tôi đi làm ở một trang trại, rồi chuyển sang một nhà máy. Tôi học sử dụng máy vi tính và tôi đã gặp Antonio.

Lễ cưới mà tôi chờ đợi từ lâu được tổ chức khi tôi sắp bước sang tuổi ba mươi. Antonio đã sẵn sàng, anh có địa vị khá hơn và chúng tôi có thể rời gian phòng nhỏ để dọn đến một căn hộ lớn. Và anh cũng muốn có một đứa con. Đó là lễ cưới đầu tiên của tôi, chiếc váy cưới đầu tiên của tôi và đôi giày đẹp đầu tiên của tôi. Một chiếc váy dài bằng da, một chiếc áo sơmi bằng da, một chiếc áo vest cùng bộ bằng da và một đôi giày cao gót. Tất cả đều là màu trắng và bằng da thuộc, mềm mại và rất đắt tiền. Tôi thích được cảm nhận sự mềm mại ấy trên da thịt mình. Mỗi lần như thế tôi có cảm giác được thay đổi làn da.

Những bé gái hiện ra ở chân trời. Laetitia, rồi hai năm sau là Nadia. Chúng tôi mừng không tả xiết. Tôi thầm thì nói chuyện với nó ngay từ khi nó còn nằm trong bụng tôi. Tôi tự hào khoe bụng cho mọi người nhìn thấy và tôi mặc loại quần áo bó sát người. Tôi muốn cho mọi người biết tôi sắp có con, muốn cho mọi người trông thấy chiếc nhẫn cưới. Trái ngược hẳn với những gì mà tôi đã trải qua trong lần đầu tiên.

Lửa vẫn nóng

Còn bé tí xíu nhưng một hôm Laetitia vuốt ve bàn tay tôi và hỏi: "Cái gì đây hả mẹ? Mẹ bị đau à? Vết gì thế mẹ?", "Ừ, mẹ bị đau đấy. Nhưng chờ khi nào con lớn hơn, mẹ sẽ giải thích". Từ đấy nó tuyệt nhiên không nhắc đến chuyện đó nữa. Tôi vén tay áo cho nó nhìn thấy, mỗi ngày một chút. Tôi không muốn làm nó bị sốc, không muốn làm nó ghê sợ nên chỉ cho xem từng ít một. Rồi nó sờ vào cánh tay tôi, khi đó hình như nó đã lên năm: Gì đây hở mẹ? Mẹ đã bị đốt đấy. Cái gì đã đốt mẹ? Người ta đốt. Người ấy ác quá! Phải, ác lắm. Thế bố có đốt được người ấy như người ấy đã đốt mẹ không?...

Rồi đến lượt Nadia. Nadia phản ứng theo một cách khác. Hai mẹ con đang ngồi bên cạnh nhau, nó thở dài. Sao lại thở dài, con gái? Con cũng không biết nữa, chỉ như thế thôi. Trong lòng muốn một cái gì mà không được thì mới thở dài. Con muốn nói gì với mẹ nhưng lại không dám nói? Hai vành tai mẹ bé tí xíu! Do mẹ biếng ăn nên mới bị như thế phải không? Không phải, con ạ. Tai mẹ bé tí xíu như thế là vì mẹ bị người ta đốt đấy…

Ban đêm, tôi hay gặp ác mộng và gương mặt anh rể tôi xuất hiện. Tôi thấy anh ta đi vòng quanh tôi và tôi nghe tiếng anh ta nói: "Tôi sẽ lo cho cô”. Suốt đời tôi luôn cảm thấy mình đang bị thiêu đốt. Suốt đời tôi sẽ phải lẩn trốn, phải mặc áo tay dài trong khi tôi luôn mơ ước được mặc những chiếc áo tay ngắn, phải mặc sơmi cài kín cổ trong khi vẫn mơ đến những kiểu áo hở cổ như những người phụ nữ khác. Những người phụ nữ ấy được tự do. Tôi bị cầm tù ngay trong chính làn da của tôi, ngay cả khi tôi tự do bước đi trong cùng một thành phố tự do ấy.

Tôi sợ những chiếc gương. Tôi suy sụp tinh thần khi người ta xây bể bơi trong khu tập thể của chúng tôi. Tôi sợ lửa đến nỗi chỉ một ngọn lửa nhỏ cũng đủ làm tôi sững sờ. Tôi dõi theo từng cử chỉ của Antonio khi anh bật lửa châm thuốc lá, tôi chờ đến lúc que diêm tắt hoặc ngọn lửa của chiếc bật lửa biến mất. Tôi ít xem truyền hình, sợ phải nhìn thấy lại một ai đó hay một vật gì đang cháy. Tôi không cho các con đốt nến. Ở nhà mọi vật dụng đều dùng điện. Tôi cũng không muốn nhìn thấy lửa trong bếp hay ở nơi nào khác. Nhưng một hôm, có người đã đùa với que diêm và cười trước mặt tôi để biểu diễn một trò lạ. Anh ta đổ cồn lên ngón tay và anh ta châm lửa. Da trên ngón tay không bị cháy, đó chỉ là một trò đùa. Tôi đứng bật dậy, vừa sợ và giận sôi lên: "Anh đi nơi khác mà làm trò! Tôi đã từng bị thiêu rồi. Anh không hiểu bị thiêu là thế nào đâu!".

Tôi sợ tất cả những gì nóng. Lửa, nước nóng, lò nấu, bếp điện, xoong chảo, bình pha cà phê lúc nào cũng cắm điện, chiếc vô tuyến có thể bị bắt lửa, những phích điện tiếp xúc kém, máy hút bụi, những mẩu thuốc lá bỏ quên, đủ thứ… Các con tôi cũng trở nên khiếp sợ, bất bình thường vì tôi. Nếu tôi có mặt ở nhà thì tôi không muốn chúng dùng đến bếp, không muốn chúng đun nước nấu mì hoặc pha trà.

Tôi biết tôi đang làm xáo trộn cuộc sống của người khác.
Về Đầu Trang Go down
 
Bị thiêu sống (Kỳ 6): Phía sau ngọn lửa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bị thiêu sống - Kỳ 8: Nhân chứng sống
» Bị thiêu sống - Kỳ cuối: Hi vọng lớn nhất
» Bị thiêu sống - Kỳ 4: Bản án tử hình
» Bị thiêu sống - Kỳ 5: Chết và sống
» Bị thiêu sống - Kỳ 1: Hỏa hình

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
K012QK2 :: Tin tức cập nhật-
Chuyển đến